image banner
ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN VÀ NHÂN DÂN CÁC DÂN TỘC XÃ PHỔNG LẬP QUYẾT TÂM THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ XÃ LẦN THỨ XXII, NHIỆM KỲ 2020-2025
Nhận diện hoạt động tà đạo
Lượt xem: 10

Thời gian gần đây, xuất hiện nhiều hiện tượng mang màu sắc tín ngưỡng, tôn giáo hoặc núp bóng tín ngưỡng, tôn giáo để hoạt động trái với chuẩn mực đạo đức xã hội và truyền thống văn hóa, chia rẽ đoàn kết dân tộc, tôn giáo, thậm chí mang màu sắc chính trị, hoạt động vi phạm pháp luật, làm phức tạp tình hình ANCT-TTATXH. Các tổ chức này đang mở rộng hoạt động trong cả nước và thu hút số lượng lớn người tin theo và tham gia sinh hoạt như Hội thánh của Đức Chúa trời, Giê Sùa, Tin Lành Đề ga, Hà Mòn, Bà Cô Dợ, Tia Chớp Phương Đông, Tin Lành - Đức Chúa trời toàn năng... Tựu chung lại những tổ chức trên gọi là “tà đạo”.

Quá trình tuyên truyền, phát triển đã có hàng nghìn người theo và để lại những hệ lụy to lớn cho cá nhân, gia đình những người theo và cả xã hội; có những “tà đạo” gợi lên cho người theo những cách nhìn sai lệch về xã  hội, nhân sinh, đi ngược lại với quy luật của lịch sử; đặt đời sống, xã hội dưới góc nhìn phiến diện của một số quan điểm sai lầm thể hiện qua cách “tu hành”, “tập luyện” phản cảm, kỳ lạ; cá biệt có những “tà đạo” không khuyến khích lao động hăng say cống hiến cho xã hội mà chỉ khuyến khích làm đủ ăn, không cần cống hiến cho xã hội; một số tổ chức “tà đạo” bác bỏ tác dụng của các tiến bộ về y tế như chống tiêm chủng, có thể gây hệ lụy rất lớn cho xã hội khi xảy ra các dịch bệnh. Tác động của “tà đạo” sẽ gây lên hệ lụy khủng khiếp tới đời sống xã hội, làm chậm sự phát triển của xã hội, phá hoại truyền thng văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Với tính chất như vậy, hầu hết các “tà đạo” đều có một số đặc điểm chung mà chúng ta có thể dễ dàng nhận diện ra, như:

Các “tà đạo” không được Nhà nước công nhận, hầu hết đều mới thành lập trong giai đoạn gần đây…

Các “tà đạo” đều xuất phát từ ý tưởng của một vài cá nhân nào đó, các cá nhân này thường tự nhận mình được ban ơn tức và được các đấng trên cao lựa chọn để là đại diện, là hiện thân của một nhân vật lớn trong các tôn giáo chính thống, trong kinh thánh, thần thoại, lịch sử hoặc là người đại diện cho một thế lực tâm linh nào đó...; một số cho rằng mình đã tự chiêm nghiệm ra “những điều đặc biệt”, “những phương pháp đặc biệt” trong quá trình “tu tập”, “rèn luyện” hoặc tự cho rằng mình có năng lực siêu phàm như nói chuyện với Chúa trời, nhìn thấu mọi sự vật, chữa được bách bệnh tật mà không phải uống thuốc, nằm viện....

          Các “tà đạo” có thể được các tổ chức, cá nhân đưa vào Việt Nam song bên cạnh đó có không ít “tà đạo” được xuất phát, khởi xướng, hình thành trong nước.

          Các “tà đạo” có lý luận tổng hợp từ nhiều tôn giáo, hiện tượng tôn giáo, tín ngưỡng, pha trộn thêm quan niệm của người tạo lập. Các lý luận này thường có đặc điểm đưa ra những luận điệu liên quan đến tận thế, bệnh tật, khổ ải của đời thường muốn giải thoát, muốn sung sướng, muốn “hưởng lộc” thì phải thực hành tu tập, nếu không sẽ bị trừng phạt; mang tính chất gần như đe dọa những người không tin, không làm theo.

          Một số “tà đạo” có cách thức tu tập rất khác thường, không giống với các tôn giáo chính thống, như: Tu tập vào giữa đêm; khi tu tập có những nghi lễ mang tính đồi trụy; phải nhịn ăn khi tu tập; áp dụng chế độ dinh dưỡng không giống người bình thường... Nơi tu tập thường không cố định, cụ thể.

          Hầu hết các “tà đạo” hoạt động theo hội, nhóm, đặc biệt là thành lập các các hội, nhóm trên mạng xã hội, chủ yếu là các nhóm kín, có quy định chặt chẽ nhằm che giấu hoạt động trước dư luận hoặc tránh sự phát hiện, xử lý của cơ quan chức năng. Một số “tà đạo”  còn bầu cả các ban lãnh đạo, có các chân tay cốt cán giữ các vị trí cao trong tổ chức, tham gia điều hành tổ chức. Các tà đạo đều có hệ thống lý lẽ, “giáo lý” khá đơn giản, dễ hiểu, cách tu tập cũng không có nhiều thủ tục phức tạp nên dễ dàng thu hút được nhiều người tham gia; thông thường việc tuyên truyền “giáo lý” được thực hiện tuyên truyền miệng, in sách hoặc tuyên truyền trên các trang mạng xã hội, trang thông tin điện tử được đầu tư công phu, đẹp mắt để dễ bề thu hút người khác tham gia. Các bài tuyên truyền thông thường chỉ nêu trải nghiệm của các cá nhân sau khi tu tập hoặc đưa ra một số tài liệu nhưng không có yếu tố dẫn nguồn, xác thc và mang nặng “giáo lý” của tà đạo đó.

          Việc gây quỹ là hoạt động không thể thiếu của mỗi tổ chức “tà đạo”, những người ban đầu mới tham gia thông thường được hướng dẫn, giúp đỡ, thậm chí được tặng tiền, vật phẩm để hỗ trợ cho người mới tham gia; nhưng sau khi người đó đã tham gia sâu vào tổ chức đều phải thực hiện nghĩa vụ gây quỹ với tổ chức; các hình thức gây quỹ rất đa dạng như đóng tiền, đóng góp vật chất... Thông thường đa phần người tham gia chỉ nắm biết được quỹ đóng vào sẽ nộp lên trên để phát triển tổ chức song không biết nguồn quỹ đó được chi tiêu như thế nào.

          Khi đã tham gia các “tà đạo”, người theo rất khó từ bỏ và không tiếp tục tham gia tổ chức. Nguyên nhân chủ yếu là do tác động, lôi kéo của người đứng đầu tổ chức và những người cùng tu; Chúng ra sức tác động tâm lý cho rằng đã theo mà từ bỏ sẽ nhận lại các hậu quả rất thảm khốc, đau đớn.. làm cho người theo sợ hãi không dám bỏ. Ngoài ra, một số người khi tham gia các tổ chức “tà đạo” trong thời gian dài, hình thành cái nhìn khác biệt về đời sống, về xã hội dẫn tới không thể hòa hợp với đời sống bình thường mà gắn chặt với tổ chức, không thể rời xa tổ chức.

          Với những hệ lụy và hậu quả nặng nề do các “tà đạo” gây ra, mỗi các nhân chúng ta cần phải tỉnh táo, không nghe, không tin và không tham gia vào các tổ chức “tà đạo”; ra sức tuyên truyền cho gia đình, bạn bè và những người xung quanh biết và tránh xa “tà đạo” để cùng xây dựng môi trường sống văn minh, văn hóa”.

Tác giả: Nguyễn Năng Sơn - Trưởng Công an xã Phổng Lăng
Tin tức
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập

CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ XÃ PHỔNG LĂNG

Địa chỉ: Bản Lăng Nọi, Xã Phổng Lăng, Huyện Thuận Châu, Sơn La

Email: